Chức năng & Nhiệm vụ phòng Đào tạo Sau đại học

Chức năng: Triển khai công tác tổ chức, quản lý đào tạo và bồi dưỡng SĐH của Trường (kể cả các chương trình liên kết đào tạo SĐH với nước ngoài).

 
Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về quản lý chất lượng đào tạo SĐH; phối hợp với các Khoa quản lý ngành, Khoa chuyên môn, các Bộ môn trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo SĐH. Đối với công tác đào tạo SĐH, Phòng ĐTSĐH có nhiệm vụ như sau:
 
  1. Phối hợp với các Khoa đề xuất phương hướng, kế hoạch phát triển, quy mô đào tạo SĐH (thạc sĩ, tiến sĩ, bồi dưỡng SĐH, ...) cho các chuyên ngành đào tạo.
     
  2. Hỗ trợ các khoa xây dựng chương trình đào tạo SĐH.
     
  3. Thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh và bồi dưỡng SĐH; phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác tuyển chọn đào tạo SĐH ở nước ngoài.
     
  4. Phối hợp với các khoa lập kế hoạch giảng dạy, lập thời khóa biểu; tổ chức giảng dạy, kiểm tra theo dõi tiến độ và chất lượng đào tạo các lớp SĐH của trường.
     
  5. Phối hợp với các khoa, phòng, ban chức năng, tổ chức và quản lý các chương trình phối hợp đào tạo SĐH với nước ngoài, các đề án, dự án đào tạo SĐH sử dụng ngân sách nhà nước, thông tin về SĐH trong và ngoài nước.
     
  6. Chủ trì việc soạn thảo quy chế, quy định học vụ, qui trình liên quan đến đào tạo SĐH và trình Hội đồng học vụ SĐH xem xét và góp ý. Trên cơ sở góp ý của Hội đồng học vụ SĐH, Phòng đào tạo SĐH trình Hiệu trưởng ra quyêt định ban hành quy chế, quy định học vụ, qui trình liên quan đến đào tạo SĐH và kịp thời đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung.
     
  7. Phối hợp với các bộ phận chức năng khác của Trường theo dõi và giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định, qui trình này.
     
  8. Tập hợp, thống kê, xử lý và lưu trữ thông tin về học vụ SĐH. Chịu trách nhiệm thống kê và xác nhận khối lượng giảng dạy lý thuyết, thực hành thí nghiệm cho bậc SĐH.
     
  9. Thực hiện công việc quản lý, bồi dưỡng SĐH: tổ chức đăng ký nhập học, đăng ký môn học; lập danh sách lớp; lập lịch thi học kỳ; quản lý điểm thi, hồ sơ học tập của học viên; phối hợp với khoa quản lý ngành xét tư cách học viên được nhận đề tài, được bảo vệ luận văn thạc sĩ; trình Hiệu trưởng ra quyết định giao đề tài, phân công phản biện, thành lập Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ; lập hồ sơ Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ; cấp bảng điểm tích lũy học kỳ, bảng điểm toàn khóa, chứng nhận hoàn thành môn học; trình Hiệu trưởng ra quyết định tốt nghiệp cao học; lập hồ sơ cấp bằng thạc sĩ; tổ chức cấp phát và quản lý văn bằng thạc sĩ do trường đào tạo; trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định những trường hợp bảo lưu kết quả tuyển sinh, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển khóa đào tạo, ngừng học, tiếp tục học, gia hạn thời gian học tập, cho thôi học; tham mưu Hiệu trưởng trình Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh xem xét quyết định những vấn đề học vụ cao học quá thời hạn đào tạo.
     
  10. Thực hiện các công việc học vụ nghiên cứu sinh: tổ chức đăng ký nhập học, đăng ký môn học, đăng ký bộ môn đào tạo; trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận cán bộ hướng dẫn và đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh, quyết định về chuyên đề tiến sĩ; cấp bảng điểm môn học; chứng nhận hoàn thành môn học; trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các hội đồng đánh giá chuyên đề tiến sĩ, đánh giá luận án tiến sĩ cấp khoa và cấp trường; thực hiện các thủ tục liên quan đến phản biện độc lập LATS, tổ chức hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường; trình Hiệu trưởng xem xét quyết định việc chuyển cơ sở đào tạo, điều chỉnh, thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ, bổ sung hoặc thay đổi cán bộ hướng dẫn, gia hạn học tập, bảo vệ luận án tiến sĩ sau khi hết thời hạn đào tạo, trả nghiên cứu sinh về cơ quan hoặc địa phương.
     
  11. Tổ chức và quản lý các lớp chuyển đổi, bổ túc kiến thức và ôn tập phục vụ tuyển sinh SĐH.
     
  12. Phối hợp với các đơn vị đề xuất điều kiện cần thiết cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu của học viên SĐH và nghiên cứu sinh.
     
  13. Cung cấp các thông tin liên quan đến đào tạo SĐH cho Ban Đảm bảo chất lượng để phục vụ công tác đánh giá, đảm bảo chất lượng đào tạo SĐH.
     
  14.  Đề xuất với Hiệu trưởng chính sách sử dụng các nguồn kinh phí đào tạo SĐH.
     
  15. Quản lý hồ sơ gốc và danh sách học viên các hệ đào tạo SĐH.
     
  16. Đảm bảo thông tin về đào tạo và bồi dưỡng SĐH của Trường và của đối tác.
sodococautochuc

Chức năng & Nhiệm vụ phòng Đào tạo Sau đại học

Chức năng: Triển khai công tác tổ chức, quản lý đào tạo và bồi dưỡng SĐH của Trường (kể cả các chương trình liên kết đào tạo SĐH với nước ngoài).

 
Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về quản lý chất lượng đào tạo SĐH; phối hợp với các Khoa quản lý ngành, Khoa chuyên môn, các Bộ môn trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo SĐH. Đối với công tác đào tạo SĐH, Phòng ĐTSĐH có nhiệm vụ như sau:
 
  1. Phối hợp với các Khoa đề xuất phương hướng, kế hoạch phát triển, quy mô đào tạo SĐH (thạc sĩ, tiến sĩ, bồi dưỡng SĐH, ...) cho các chuyên ngành đào tạo.
     
  2. Hỗ trợ các khoa xây dựng chương trình đào tạo SĐH.
     
  3. Thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh và bồi dưỡng SĐH; phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác tuyển chọn đào tạo SĐH ở nước ngoài.
     
  4. Phối hợp với các khoa lập kế hoạch giảng dạy, lập thời khóa biểu; tổ chức giảng dạy, kiểm tra theo dõi tiến độ và chất lượng đào tạo các lớp SĐH của trường.
     
  5. Phối hợp với các khoa, phòng, ban chức năng, tổ chức và quản lý các chương trình phối hợp đào tạo SĐH với nước ngoài, các đề án, dự án đào tạo SĐH sử dụng ngân sách nhà nước, thông tin về SĐH trong và ngoài nước.
     
  6. Chủ trì việc soạn thảo quy chế, quy định học vụ, qui trình liên quan đến đào tạo SĐH và trình Hội đồng học vụ SĐH xem xét và góp ý. Trên cơ sở góp ý của Hội đồng học vụ SĐH, Phòng đào tạo SĐH trình Hiệu trưởng ra quyêt định ban hành quy chế, quy định học vụ, qui trình liên quan đến đào tạo SĐH và kịp thời đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung.
     
  7. Phối hợp với các bộ phận chức năng khác của Trường theo dõi và giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định, qui trình này.
     
  8. Tập hợp, thống kê, xử lý và lưu trữ thông tin về học vụ SĐH. Chịu trách nhiệm thống kê và xác nhận khối lượng giảng dạy lý thuyết, thực hành thí nghiệm cho bậc SĐH.
     
  9. Thực hiện công việc quản lý, bồi dưỡng SĐH: tổ chức đăng ký nhập học, đăng ký môn học; lập danh sách lớp; lập lịch thi học kỳ; quản lý điểm thi, hồ sơ học tập của học viên; phối hợp với khoa quản lý ngành xét tư cách học viên được nhận đề tài, được bảo vệ luận văn thạc sĩ; trình Hiệu trưởng ra quyết định giao đề tài, phân công phản biện, thành lập Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ; lập hồ sơ Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ; cấp bảng điểm tích lũy học kỳ, bảng điểm toàn khóa, chứng nhận hoàn thành môn học; trình Hiệu trưởng ra quyết định tốt nghiệp cao học; lập hồ sơ cấp bằng thạc sĩ; tổ chức cấp phát và quản lý văn bằng thạc sĩ do trường đào tạo; trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định những trường hợp bảo lưu kết quả tuyển sinh, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển khóa đào tạo, ngừng học, tiếp tục học, gia hạn thời gian học tập, cho thôi học; tham mưu Hiệu trưởng trình Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh xem xét quyết định những vấn đề học vụ cao học quá thời hạn đào tạo.
     
  10. Thực hiện các công việc học vụ nghiên cứu sinh: tổ chức đăng ký nhập học, đăng ký môn học, đăng ký bộ môn đào tạo; trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận cán bộ hướng dẫn và đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh, quyết định về chuyên đề tiến sĩ; cấp bảng điểm môn học; chứng nhận hoàn thành môn học; trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các hội đồng đánh giá chuyên đề tiến sĩ, đánh giá luận án tiến sĩ cấp khoa và cấp trường; thực hiện các thủ tục liên quan đến phản biện độc lập LATS, tổ chức hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường; trình Hiệu trưởng xem xét quyết định việc chuyển cơ sở đào tạo, điều chỉnh, thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ, bổ sung hoặc thay đổi cán bộ hướng dẫn, gia hạn học tập, bảo vệ luận án tiến sĩ sau khi hết thời hạn đào tạo, trả nghiên cứu sinh về cơ quan hoặc địa phương.
     
  11. Tổ chức và quản lý các lớp chuyển đổi, bổ túc kiến thức và ôn tập phục vụ tuyển sinh SĐH.
     
  12. Phối hợp với các đơn vị đề xuất điều kiện cần thiết cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu của học viên SĐH và nghiên cứu sinh.
     
  13. Cung cấp các thông tin liên quan đến đào tạo SĐH cho Ban Đảm bảo chất lượng để phục vụ công tác đánh giá, đảm bảo chất lượng đào tạo SĐH.
     
  14.  Đề xuất với Hiệu trưởng chính sách sử dụng các nguồn kinh phí đào tạo SĐH.
     
  15. Quản lý hồ sơ gốc và danh sách học viên các hệ đào tạo SĐH.
     
  16. Đảm bảo thông tin về đào tạo và bồi dưỡng SĐH của Trường và của đối tác.
sodococautochuc

© Bản quyền của Phòng đào tạo Sau đại học - Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM 2012