Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến Sĩ
Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến Sĩ 2015 theo Đề Án 911
- Giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các đại học, học viện có đào tạo đại học, trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là trường).
- Người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường bao gồm:
+ Người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển);
+ Nghiên cứu viên đang làm việc tại các Viện nghiên cứu khoa học;
+ Những người có năng lực và chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường;
- Không quá 45 tuổi tính theo năm đăng ký dự tuyển.
Thời gian đào tạo chính thức của khóa đào tạo Tiến sĩ của NCS có bằng Thạc sĩ là 3 năm; chưa có bằng Thạc sĩ là 4 - 5 năm, trong đó nghiên cứu sinh được gửi đi thực tập nghiên cứu ở nước ngoài từ 3 đến 6 tháng.
+ 01 bản sao bằng tốt nghiệp ĐH, 01 bản sao bảng điểm ĐH;
+ 01 bản sao bằng Thạc sĩ, 01 bản sao bảng điểm Cao học;
+ Bảng điểm các môn học bổ túc kiến thức hoặc chuyển đổi (nếu có);
+ 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có);
+ Lý lịch khoa học, 04 ảnh (3 x 4);
+ Phiếu khám sức khỏe;
+ Giấy chứng nhận thuộc đối tượng chính sách (nếu có);
+ 06 bộ đề cương nghiên cứu.
+ Các công trì nh, bài báo khoa học liên quan của thí sinh;
+ Giấy cam kết thực hiện đầy đủ các qui định học tập nghiên cứu tại trường ĐHBK của thí sinh;
+ Bản cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ giữa nghiên cứu sinh (NCS), bố (mẹ hoặc người bảo lãnh) và trường đại học/cao đẳng cử nghiên cứu sinh đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo đề án 911;
+ 02 giấy nhận xét về năng lực chuyên môn của thí sinh do 02 nhà khoa học giới thiệu;
+ Giấy chấp thuận đào tạo NCS của cán bộ dự kiến hướng dẫn NCS; Bộ môn/ Phòng TN đào tạo; Khoa quản lý ngành đào tạo.
4.3. Thời gian xét tuyển: tháng 5/2015 (đợt 1); tháng 10/2015 (đợt 2);
a. Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài;
b. Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.;
c. Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2.1 hoặc bậc 4/6 trở lên theo Khung CEFR chung về ngoại ngữ, trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền cấp cụ thể như sau:
Cấp độ (CEFR) | IELTS | TOEFL | TOEIC | Cambridge Exam | BEC | BULATS |
B2.1 | 5.5 | 500 ITP, 173CBT, 61 iBT |
600 | First FCE | Busines Vantage | 60 |
Cấp độ (CEFR) | Tiếng Nga | Tiếng Pháp | Tiếng Đức | Tiếng Trung | Tiếng Nhật |
B2.1 | TRKI 2 |
DELF B2
TCF niveau 4
|
B2 TestDaF level 4 |
HSK cấp độ 4 | JLPT N3 |
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe để học tập, cam kết trở về nước phục vụ tại trường đã cử đi học (hoặc trường đã có văn bản đồng ý tiếp nhận sau khi tốt nghiệp đối với người chưa là giảng viên nêu tại điểm 4.3).
- Không quá 45 tuổi (tính đến thời điểm đăng ký dự tuyển).
- Đối với đối tượng là nghiên cứu viên phải được cơ quan công tác đồng ý và có công văn cử đi đào tạo về làm giảng viên trường đại học, cao đẳng; người chưa có cơ quan công tác, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ phải được một trường đại học, cao đẳng đồng ý tiếp nhận làm giảng viên sau khi tốt nghiệp.
- Chuyên môn: có kết quả học tập ở trình độ đại học hoặc thạc sĩ đạt yêu cầu để học tập và nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ, cụ thể phải đáp ứng một trong các trường hợp sau:
+ Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển và bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại khá trở lên;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại giỏi trở lên phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển. Sinh viên tốt nghiệp chương trình tiên tiến, kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên.
+ Trường hợp tốt nghiệp đại học ở nước ngoài thì việc đánh giá loại tốt nghiệp, kết quả học tập theo quy định về đánh giá và thang điểm của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc xét tương đương theo đánh giá xếp loại của Việt Nam;
+ Chi tiết về ngành phù hợp theo từng ngành dự tuyển xin tham khảo tại đây >>>
a. Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;
b. Năng lực hoạt động chuyên môn;
c. Phương pháp làm việc;
d. Khả năng nghiên cứu;
e. Khả năng làm việc theo nhóm;
f. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;
g. Triển vọng phát triển về chuyên môn;
h. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
+ Người hướng dẫn độc lập có chức danh phó giáo sư trở lên hay học vị tiến sĩ khoa học hoặc hai nhà khoa học có học vị tiến sĩ đồng hướng dẫn (danh sách cán bộ khoa học được công bố trên trang Web của Trường ĐHBK).
Nghiên cứu sinh trúng tuyển được đảm bảo chế độ tài chính theo quy định của Đề án 911.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ hoặc xem thông báo tại địa chỉ:
Phòng Đào tạo SĐH (P.115, nhà B3) Trường Đại học Bách Khoa
268 Lý Thường Kiệt, P. 14, Q.10, Tp. HCM
hoặc Website: https://www.pgs.hcmut.edu.vn
- Thông báo tuyển sinh Tiến sĩ 911 2015 đợt 1 chi tiết (có dấu đỏ) (13351 Downloads)
- Danh sách ngành đào tạo 2014 (16863 Downloads)
- Hồ sơ NCS 911 năm 2015 đợt 1 (12940 Downloads)
Thông tin tuyển sinh khác
-
Danh mục ngành đào tạo trình độ Tiến Sĩ năm 2024 ( 20/02/2023)
-
Danh mục ngành đào tạo trình độ Tiến Sĩ năm 2022 ( 10/01/2022)
-
Danh mục ngành đào tạo trình độ Tiến Sĩ 2021 ( 25/03/2021)
-
Danh mục ngành đào tạo trình độ Tiến Sĩ 2020 ( 10/01/2020)
-
Danh mục ngành đào tạo trình độ Tiến Sĩ 2019 ( 11/02/2019)