Super User

Super User

Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK), Đại học Quốc gia TP.HCM xin trân trọng thông báo xét tuyển dự bị tiến sĩ năm 2022 như sau:

1. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

1.1. Hình thức tuyển sinh: xét tuyển

1.2. Đối tượng tuyển sinh

Người dự tuyển chưa đáp ứng các quy định về bài báo, ngoại ngữ của xét tuyển trình độ tiến sĩ có thể nộp hồ sơ xin đăng ký học dự bị tiến sĩ. Trong thời gian tối đa 24 tháng, người học dự bị tiến sĩ có thể hoàn thiện, bổ sung các điều kiện dự tuyển theo quy định để được xét tuyển trình độ tiến sĩ.

1.3. Bài luận về hướng nghiên cứu

Trình bày về hướng nghiên cứu hoặc chủ đề nghiên cứu: tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan; lý do tại sao chọn hướng nghiên cứu; mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu dự kiến; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của người dự tuyển trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu. Bài luận được trình bày tối đa 10 trang trên khổ A4. Bài luận phải có chữ ký xác nhận của người dự tuyển và người hướng dẫn.

1.4. Cán bộ hướng dẫn

Người học được ít nhất một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ có chuyên môn phù hợp hướng dẫn. Mỗi người học được nhiều nhất là hai người hướng dẫn, trong đó phải có ít nhất một người hướng dẫn là giảng viên của Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM.

2. CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ TIẾN SĨ

2.1. Các học phần tiến sĩ

Người học được đăng ký học các môn học ở học phần tiến sĩ cùng các nghiên cứu sinh chính thức. Tuy nhiên, người học không được thực hiện tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ. Kết quả các môn học đã tích lũy được bảo lưu tối đa 24 tháng kể từ ngày thi hoặc bảo vệ kết thúc môn học đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh chính thức và được dùng để xét miễn môn học trong chương trình tiến sĩ chính thức.

2.2. Nghiên cứu khoa học

Người học được thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các hội nghị và công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước. Các bài báo khoa học được công bố trong thời gian dự bị tiến sĩ sẽ được công nhận trong điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh và chương trình tiến sĩ chính thức khi thỏa mãn các yêu cầu sau:

2.2.1. Đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh

-  Nghiên cứu sinh là tác giả bài báo khoa học liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện còn trong thời hạn 24 tháng tính từ năm đăng bài đến ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh chính thức.

-  Bài báo khoa học phải được tập thể người hướng dẫn chấp thuận trước khi tiến hành thủ tục gửi bài.

2.2.2. Chương trình tiến sĩ chính thức

-  Bài báo khoa học do người học là tác giả chính (tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ) còn trong thời hạn 24 tháng tính từ năm đăng bài đến năm trúng tuyển nghiên cứu sinh chính thức;

-  Các bài báo khoa học phải có nội dung liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài luận án tiến sĩ.

-  Bài báo khoa học phải được tập thể người hướng dẫn chấp thuận trước khi tiến hành thủ tục gửi bài;

- Người học là tác giả của bài báo khoa học có ghi rõ tên của nhà trường và sử dụng email của nhà trường (@hcmut.edu.vn).

2.3. Thời gian học dự bị tiến sĩ

Thời gian học dự bị tiến sĩ tối đa là 24 tháng.

2.4. Quyền lợi và trách nhiệm của người học dự bị tiến sĩ

2.4.1. Quyền lợi của người học dự bị tiến sĩ

-  Được tham gia học tập, nghiên cứu cùng các nghiên cứu sinh chính thức;

-  Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiền tiến sĩ, phương pháp nghiên cứu khoa học;

-  Được tích lũy tối đa 50% số tín chỉ trong chương trình đào tạo tiến sĩ tương ứng


-  Được tham gia nghiên cứu khoa học và công bố bài báo khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu này được sử dụng trong quá trình làm nghiên cứu sinh chính thức.

-  Được ưu tiên xét tuyển nghiên cứu sinh chính thức khi người học dự bị tiến sĩ đã hoàn tất các điều kiện xét tuyển nghiên cứu sinh theo yêu cầu của nhà trường.

- Thời gian học dự bị tiến sĩ không tính trong thời gian đào tạo tiến sĩ.

2.4.2. Trách nhiệm của người học dự bị tiến sĩ

- Tuân thủ các quy định về học tập, nghiên cứu của CSĐT;

- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của CSĐT. CSĐT xây dựng quy định cụ thể về kinh phí cho chương trình dự bị tiến sĩ;

- Trong thời gian tối đa 24 tháng, người học dự bị tiến sĩ phải hoàn thiện, bổ sung các điều kiện dự tuyển còn thiếu để được xét tuyển nghiên cứu sinh chính thức;

- Các trách nhiệm khác theo quy định của CSĐT.

2.5. Quyền lợi và trách nhiệm của người hướng dẫn dự bị tiến sĩ

2.5.1. Quyền lợi của người hướng dẫn dự bị tiến sĩ

-  Số lượng người học dự bị tiến sĩ không tính chung với số lượng nghiên cứu sinh chính thức;

-  Nhà trường sẽ ký hợp đồng đào tạo với người hướng dẫn theo thời gian người học và người hướng dẫn đã thống nhất; và không có quyết định công nhận hướng dẫn dự bị tiến sĩ.


2.5.2. Trách nhiệm của người hướng dẫn dự bị tiến sĩ

-  Hướng dẫn người học củng cố kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực dự định nghiên cứu của luận án tiến sĩ;

-  Hỗ trợ người học thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các hội nghị và công bố các bài báo khoa học;

-  Trong quá trình hướng dẫn, nếu có vấn đề phát sinh thì người hướng dẫn có trách nhiệm thông báo cho nhà trường để phối hợp giải quyết.

3. HỒ SƠ DỰ TUYỂN, THỜI GIAN XÉT TUYỂN, LỆ PHÍ DỰ TUYỂN

3.1. Hồ sơ dự tuyển

Đăng ký dự tuyển online tại: https://grad.hcmut.edu.vn/hv/dang_ky_thi_sau_dai_hoc.php?type=cts

3.2. Nộp hồ sơ xét tuyển

Sau khi đăng ký dự tuyển online à vào mục thông tin cá nhân in hồ sơ, ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển chính thức tại Phòng Đào tạo SĐH (P.115, nhà B3) - Trường Đại học Bách Khoa - 268 Lý Thường Kiệt, P. 14, Q.10, Tp. HCM.

3.2.1. Hồ sơ gồm

-  02 bản sao công chứng bằng tốt nghiệp ĐH, 02 bản sao công chứng bảng điểm ĐH; Đối với ứng viên có văn bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài phải có bản dịch thuật sang tiếng Việt và có giấy chứng nhận của “Cục quản lý chất lượng” (hướng dẫn quy trình công nhận văn bằng nước ngoài được trình bày tại Phụ lục 3);

02 bản sao công chứng bằng Thạc sĩ, 02 bản sao công chứng bảng điểm Cao học;

-  Phiếu đăng ký xét tuyển (in từ hệ thống), có xác nhận chấp thuận đào tạo của cán bộ dự kiến hướng dẫn dự bị tiến sĩ; Bộ môn/ Phòng thí nghiệm đào tạo; Khoa quản lý ngành đào tạo;

-  Lý lịch khoa học (in từ hệ thống), 02 ảnh (3x4);

-  Phiếu khám sức khỏe (bản gốc hoặc photo công chứng).;

-  02 bộ bài luận về hướng nghiên cứu (có chữ ký xác nhận của người hướng dẫn).

3.2.2. Lệ phí xét tuyển: Đóng tại Phòng đào tạo Sau đại học

1.000.000 đồng/ 1 hồ sơ

3.3. Thời gian xét tuyển

Trường Đại học Bách khoa áp dụng 04 đợt tuyển sinh trong năm 2022.     

-  Đợt 1: 31/03/2022.


-  Đợt 2: 31/05/2022.

-  Đợt 3: 29/07/2022.

-  Đợt 4: 31/10/2022.

4. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc SĐT: (+84) 28 38637318, Hotline: 0766 780 247


 

1. Kỹ thuật cơ khí - 8520103

2. Kỹ thuật nhiệt - 8520115

3. Kỹ thuật công nghiệp - 8520117

4. Kỹ thuật cơ điện tử - 8520114

5. Công nghệ dệt, may -
8540205

6. Kỹ thuật vật liệu -
8520309

7
. Khoa học máy tính - 8480101

8. Công nghệ thông tin - 8480201

9. Hệ thống thông tin quản lý - 8340405

10. Kỹ thuật hóa học - 8520301

11. Công nghệ thực phẩm - 8540101

12. Công nghệ sinh học - 8420201

13. Kỹ thuật hóa dầu & lọc dầu - 8520305

14. Vật lý kỹ thuật - 8520401

15. Toán ứng dụng - 8460112


16. Cơ kỹ thuật - 8520101

17. Khoa học tính toán - 8460107

18. Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm - 8580204; địa kỹ thuật xây dựng - 8580211

19. Kỹ thuật xây dựng - 8580201

20. Kỹ thuật xây dựng công trình thủy - 8580202; kỹ thuật tài nguyên nước - 8580212

21. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông - 8580205

22. Bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý - 8440214

23. Kỹ thuật trắc địa . bản đồ - 8520503

24. Quản lý xây dựng - 8580302

25. Kỹ thuật công trình biển - 8580203

26. Kỹ thuật môi trường - 8520320

27. Quản lý tài nguyên và môi trường - 8850101

28. Chính sách công - 8340402

29. Kỹ thuật điện - 8520201

30. Kỹ thuật điện tử - 8520203

31. Kỹ thuật viễn thông - 8520208

32. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - 8520216

33. Quản lý năng lượng - 8510602

34. Quản trị kinh doanh - 8340101

35. Kỹ thuật địa chất - 8520501

36. Kỹ thuật dầu khí - 8520604

37. Kỹ thuật cơ khí động lực - 8520116

38. Kỹ thuật hàng không - 8520120

 

2.1 Để được miễn thi ngoại ngữ, người dự thi phải có đủ yêu cầu trình độ môn ngoại ngữ theo qui chế. Cụ thể như sau:

a.      Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là 1 trong các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật.

b.      Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp các chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh được Bộ GD&ĐT hoặc ĐHQG-HCM công nhận;

c.      Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ nước ngoài (1 trong các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật)

d.      Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tối thiểu cấp độ B1 trong thời hạn 02 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ GD&ĐT hoặc ĐHQG-HCM cho phép hoặc công nhận. Các chứng chỉ được công nhận đạt chuẩn trình độ B1 như sau:

Tiếng Anh:

Cấp độ

(CEFR)

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge

Exam

BEC

BULATS

VNU-EPT

B1

4.5

450 PBT/ITP

133 CBT

45 iBT

450

Preliminary PET

Business Preliminary

40

201

Một số tiếng khác:

Cấp độ

(CEFR)

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng Đức

Tiếng Trung

Tiếng Nhật

B1

TRKI 1

DELF B1

TCF niveau B1

B1

ZD

HSK cấp độ 3

JLPT N3

Các cơ sở đào tạo trong nước cấp chứng chỉ/ chứng nhận tiếng Anh được công nhận: Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội; Trường Đại học Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng; Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Huế; Đại học Sư phạm Tp. HCM; Trung tâm SEAMEO RETRAC; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Cần Thơ.

e.      Có giấy chứng nhận điểm ngoại ngữ từ 50 điểm trở lên trong kỳ tuyển sinh SĐH do ĐHQG-HCM tổ chức còn hiệu lực 02 năm kể từ ngày tuyển sinh môn ngoại ngữ đến ngày nộp hồ sơ.

2.2. Người dự tuyển chưa có các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ như qui định phải đăng ký thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh.

Super User

Super User

Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK), Đại học Quốc gia TP.HCM xin trân trọng thông báo xét tuyển dự bị tiến sĩ năm 2022 như sau:

1. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

1.1. Hình thức tuyển sinh: xét tuyển

1.2. Đối tượng tuyển sinh

Người dự tuyển chưa đáp ứng các quy định về bài báo, ngoại ngữ của xét tuyển trình độ tiến sĩ có thể nộp hồ sơ xin đăng ký học dự bị tiến sĩ. Trong thời gian tối đa 24 tháng, người học dự bị tiến sĩ có thể hoàn thiện, bổ sung các điều kiện dự tuyển theo quy định để được xét tuyển trình độ tiến sĩ.

1.3. Bài luận về hướng nghiên cứu

Trình bày về hướng nghiên cứu hoặc chủ đề nghiên cứu: tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan; lý do tại sao chọn hướng nghiên cứu; mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu dự kiến; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của người dự tuyển trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu. Bài luận được trình bày tối đa 10 trang trên khổ A4. Bài luận phải có chữ ký xác nhận của người dự tuyển và người hướng dẫn.

1.4. Cán bộ hướng dẫn

Người học được ít nhất một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ có chuyên môn phù hợp hướng dẫn. Mỗi người học được nhiều nhất là hai người hướng dẫn, trong đó phải có ít nhất một người hướng dẫn là giảng viên của Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM.

2. CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ TIẾN SĨ

2.1. Các học phần tiến sĩ

Người học được đăng ký học các môn học ở học phần tiến sĩ cùng các nghiên cứu sinh chính thức. Tuy nhiên, người học không được thực hiện tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ. Kết quả các môn học đã tích lũy được bảo lưu tối đa 24 tháng kể từ ngày thi hoặc bảo vệ kết thúc môn học đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh chính thức và được dùng để xét miễn môn học trong chương trình tiến sĩ chính thức.

2.2. Nghiên cứu khoa học

Người học được thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các hội nghị và công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước. Các bài báo khoa học được công bố trong thời gian dự bị tiến sĩ sẽ được công nhận trong điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh và chương trình tiến sĩ chính thức khi thỏa mãn các yêu cầu sau:

2.2.1. Đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh

-  Nghiên cứu sinh là tác giả bài báo khoa học liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện còn trong thời hạn 24 tháng tính từ năm đăng bài đến ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh chính thức.

-  Bài báo khoa học phải được tập thể người hướng dẫn chấp thuận trước khi tiến hành thủ tục gửi bài.

2.2.2. Chương trình tiến sĩ chính thức

-  Bài báo khoa học do người học là tác giả chính (tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ) còn trong thời hạn 24 tháng tính từ năm đăng bài đến năm trúng tuyển nghiên cứu sinh chính thức;

-  Các bài báo khoa học phải có nội dung liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài luận án tiến sĩ.

-  Bài báo khoa học phải được tập thể người hướng dẫn chấp thuận trước khi tiến hành thủ tục gửi bài;

- Người học là tác giả của bài báo khoa học có ghi rõ tên của nhà trường và sử dụng email của nhà trường (@hcmut.edu.vn).

2.3. Thời gian học dự bị tiến sĩ

Thời gian học dự bị tiến sĩ tối đa là 24 tháng.

2.4. Quyền lợi và trách nhiệm của người học dự bị tiến sĩ

2.4.1. Quyền lợi của người học dự bị tiến sĩ

-  Được tham gia học tập, nghiên cứu cùng các nghiên cứu sinh chính thức;

-  Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiền tiến sĩ, phương pháp nghiên cứu khoa học;

-  Được tích lũy tối đa 50% số tín chỉ trong chương trình đào tạo tiến sĩ tương ứng


-  Được tham gia nghiên cứu khoa học và công bố bài báo khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu này được sử dụng trong quá trình làm nghiên cứu sinh chính thức.

-  Được ưu tiên xét tuyển nghiên cứu sinh chính thức khi người học dự bị tiến sĩ đã hoàn tất các điều kiện xét tuyển nghiên cứu sinh theo yêu cầu của nhà trường.

- Thời gian học dự bị tiến sĩ không tính trong thời gian đào tạo tiến sĩ.

2.4.2. Trách nhiệm của người học dự bị tiến sĩ

- Tuân thủ các quy định về học tập, nghiên cứu của CSĐT;

- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của CSĐT. CSĐT xây dựng quy định cụ thể về kinh phí cho chương trình dự bị tiến sĩ;

- Trong thời gian tối đa 24 tháng, người học dự bị tiến sĩ phải hoàn thiện, bổ sung các điều kiện dự tuyển còn thiếu để được xét tuyển nghiên cứu sinh chính thức;

- Các trách nhiệm khác theo quy định của CSĐT.

2.5. Quyền lợi và trách nhiệm của người hướng dẫn dự bị tiến sĩ

2.5.1. Quyền lợi của người hướng dẫn dự bị tiến sĩ

-  Số lượng người học dự bị tiến sĩ không tính chung với số lượng nghiên cứu sinh chính thức;

-  Nhà trường sẽ ký hợp đồng đào tạo với người hướng dẫn theo thời gian người học và người hướng dẫn đã thống nhất; và không có quyết định công nhận hướng dẫn dự bị tiến sĩ.


2.5.2. Trách nhiệm của người hướng dẫn dự bị tiến sĩ

-  Hướng dẫn người học củng cố kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực dự định nghiên cứu của luận án tiến sĩ;

-  Hỗ trợ người học thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các hội nghị và công bố các bài báo khoa học;

-  Trong quá trình hướng dẫn, nếu có vấn đề phát sinh thì người hướng dẫn có trách nhiệm thông báo cho nhà trường để phối hợp giải quyết.

3. HỒ SƠ DỰ TUYỂN, THỜI GIAN XÉT TUYỂN, LỆ PHÍ DỰ TUYỂN

3.1. Hồ sơ dự tuyển

Đăng ký dự tuyển online tại: https://grad.hcmut.edu.vn/hv/dang_ky_thi_sau_dai_hoc.php?type=cts

3.2. Nộp hồ sơ xét tuyển

Sau khi đăng ký dự tuyển online à vào mục thông tin cá nhân in hồ sơ, ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển chính thức tại Phòng Đào tạo SĐH (P.115, nhà B3) - Trường Đại học Bách Khoa - 268 Lý Thường Kiệt, P. 14, Q.10, Tp. HCM.

3.2.1. Hồ sơ gồm

-  02 bản sao công chứng bằng tốt nghiệp ĐH, 02 bản sao công chứng bảng điểm ĐH; Đối với ứng viên có văn bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài phải có bản dịch thuật sang tiếng Việt và có giấy chứng nhận của “Cục quản lý chất lượng” (hướng dẫn quy trình công nhận văn bằng nước ngoài được trình bày tại Phụ lục 3);

02 bản sao công chứng bằng Thạc sĩ, 02 bản sao công chứng bảng điểm Cao học;

-  Phiếu đăng ký xét tuyển (in từ hệ thống), có xác nhận chấp thuận đào tạo của cán bộ dự kiến hướng dẫn dự bị tiến sĩ; Bộ môn/ Phòng thí nghiệm đào tạo; Khoa quản lý ngành đào tạo;

-  Lý lịch khoa học (in từ hệ thống), 02 ảnh (3x4);

-  Phiếu khám sức khỏe (bản gốc hoặc photo công chứng).;

-  02 bộ bài luận về hướng nghiên cứu (có chữ ký xác nhận của người hướng dẫn).

3.2.2. Lệ phí xét tuyển: Đóng tại Phòng đào tạo Sau đại học

1.000.000 đồng/ 1 hồ sơ

3.3. Thời gian xét tuyển

Trường Đại học Bách khoa áp dụng 04 đợt tuyển sinh trong năm 2022.     

-  Đợt 1: 31/03/2022.


-  Đợt 2: 31/05/2022.

-  Đợt 3: 29/07/2022.

-  Đợt 4: 31/10/2022.

4. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc SĐT: (+84) 28 38637318, Hotline: 0766 780 247


 

1. Kỹ thuật cơ khí - 8520103

2. Kỹ thuật nhiệt - 8520115

3. Kỹ thuật công nghiệp - 8520117

4. Kỹ thuật cơ điện tử - 8520114

5. Công nghệ dệt, may -
8540205

6. Kỹ thuật vật liệu -
8520309

7
. Khoa học máy tính - 8480101

8. Công nghệ thông tin - 8480201

9. Hệ thống thông tin quản lý - 8340405

10. Kỹ thuật hóa học - 8520301

11. Công nghệ thực phẩm - 8540101

12. Công nghệ sinh học - 8420201

13. Kỹ thuật hóa dầu & lọc dầu - 8520305

14. Vật lý kỹ thuật - 8520401

15. Toán ứng dụng - 8460112


16. Cơ kỹ thuật - 8520101

17. Khoa học tính toán - 8460107

18. Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm - 8580204; địa kỹ thuật xây dựng - 8580211

19. Kỹ thuật xây dựng - 8580201

20. Kỹ thuật xây dựng công trình thủy - 8580202; kỹ thuật tài nguyên nước - 8580212

21. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông - 8580205

22. Bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý - 8440214

23. Kỹ thuật trắc địa . bản đồ - 8520503

24. Quản lý xây dựng - 8580302

25. Kỹ thuật công trình biển - 8580203

26. Kỹ thuật môi trường - 8520320

27. Quản lý tài nguyên và môi trường - 8850101

28. Chính sách công - 8340402

29. Kỹ thuật điện - 8520201

30. Kỹ thuật điện tử - 8520203

31. Kỹ thuật viễn thông - 8520208

32. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - 8520216

33. Quản lý năng lượng - 8510602

34. Quản trị kinh doanh - 8340101

35. Kỹ thuật địa chất - 8520501

36. Kỹ thuật dầu khí - 8520604

37. Kỹ thuật cơ khí động lực - 8520116

38. Kỹ thuật hàng không - 8520120

 

2.1 Để được miễn thi ngoại ngữ, người dự thi phải có đủ yêu cầu trình độ môn ngoại ngữ theo qui chế. Cụ thể như sau:

a.      Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là 1 trong các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật.

b.      Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp các chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh được Bộ GD&ĐT hoặc ĐHQG-HCM công nhận;

c.      Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ nước ngoài (1 trong các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật)

d.      Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tối thiểu cấp độ B1 trong thời hạn 02 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ GD&ĐT hoặc ĐHQG-HCM cho phép hoặc công nhận. Các chứng chỉ được công nhận đạt chuẩn trình độ B1 như sau:

Tiếng Anh:

Cấp độ

(CEFR)

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge

Exam

BEC

BULATS

VNU-EPT

B1

4.5

450 PBT/ITP

133 CBT

45 iBT

450

Preliminary PET

Business Preliminary

40

201

Một số tiếng khác:

Cấp độ

(CEFR)

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng Đức

Tiếng Trung

Tiếng Nhật

B1

TRKI 1

DELF B1

TCF niveau B1

B1

ZD

HSK cấp độ 3

JLPT N3

Các cơ sở đào tạo trong nước cấp chứng chỉ/ chứng nhận tiếng Anh được công nhận: Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội; Trường Đại học Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng; Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Huế; Đại học Sư phạm Tp. HCM; Trung tâm SEAMEO RETRAC; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Cần Thơ.

e.      Có giấy chứng nhận điểm ngoại ngữ từ 50 điểm trở lên trong kỳ tuyển sinh SĐH do ĐHQG-HCM tổ chức còn hiệu lực 02 năm kể từ ngày tuyển sinh môn ngoại ngữ đến ngày nộp hồ sơ.

2.2. Người dự tuyển chưa có các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ như qui định phải đăng ký thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh.

© Bản quyền của Phòng đào tạo Sau đại học - Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM 2012