Thông báo

View all

09/11/2017          

Buổi nói chuyện “Sự thật về Công nghệ còn lạ lẫm hơn cả Khoa học Viễn tưởng”

Phòng ĐT SĐH xin chuyển đến các Anh/Chị học viên, NCS thông tin về buổi nói chuyện của Diễn giả Paul Inman, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Oxford Brookes, Vương Quốc Anh về chủ đề “Sự thật về Công nghệ còn lạ lẫm hơn cả Khoa học Viễn tưởng” (Technological Truth is Stranger than Science Fiction):

Thời gian và địa điểm:

  • 13g30 ngày Thứ Năm 23/11/2017
  • Hội trường A4, Trường ĐH Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. HCM
 

Vui lòng đăng ký tham dự buổi trò chuyện tại https://goo.gl/4hep9V

(Tóm tắt bài nói chuyện tạm dịch sang tiếng Việt)

Sự thật về Công nghệ còn lạ lẫm hơn cả Khoa học Viễn tưởng

Loài người vẫn luôn kiến tạo tương lai cho chính mình. Tuy nhiên, trong thời đại này, dường như tương lai đang vụn vỡ trước mắt chúng ta. Thế giới đang thay đổi đến từng ngày, nhanh đến mức việc hình dung một tương lai trong vòng 50 năm tới thành một việc làm vô nghĩa. ‘Thế giới ngày mai’ vì vậy trở thành mục tiêu để chúng ta hướng đến.

Bài nói chuyện – dưới sư trình bày của Diễn giả Paul Inman, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Oxford Brookes, từng là nhà sản xuất truyền hình và đạo diễn điện ảnh – sẽ khám phá những ranh giới mong manh giữa khoa học viễn tưởng và hiện thực kỹ thuật. Cụ thể, chúng ta sẽ được đặt vào thế giới giả tưởng của cộng đồng nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật, và xem xét một thế giới tương lai mà ở đó công nghệ sẽ thay thế hoàn toàn cho con người.

Vẽ nên một tương lai đậm màu giả tưởng với chất liệu được xây dựng bởi các tiểu thuyết gia, các nhà làm phim, các dự án nghiên cứu đương thời, cũng như những dự án đổi mới sáng tạo mang tính thương mại, bài giảng sẽ đưa ra một bức tranh với viễn cảnh đầy thử thách nhưng cũng mang tới vô vàn cơ hội cho các đơn vị đào tạo.

Bài giảng cũng đưa một luận điểm tranh cãi quanh vai trò của những ngành kỹ thuật và khoa học đi đầu bao gồm robotics, trí thông minh nhân tạo, kỹ thuật sinh học, kỹ thuật nano, và khoa học thần kinh: Liệu những lĩnh vực này có thể thay thế nhận thức của chúng ta về thực tế, bao gồm cách chúng ta trải nghiệm cuộc sống và đối nhân xử thế như thế nào?

Để biết thêm thông tin chi tiết về bài giảng và diễn giả, xin vui lòng download thông tin tại đây: https://drive.google.com/file/d/1lg2MgtTVPI3xjniHUkZ5FMuxot6mxWHr/view?usp=sharing

Thông báo

View all

09/11/2017          

Buổi nói chuyện “Sự thật về Công nghệ còn lạ lẫm hơn cả Khoa học Viễn tưởng”

Phòng ĐT SĐH xin chuyển đến các Anh/Chị học viên, NCS thông tin về buổi nói chuyện của Diễn giả Paul Inman, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Oxford Brookes, Vương Quốc Anh về chủ đề “Sự thật về Công nghệ còn lạ lẫm hơn cả Khoa học Viễn tưởng” (Technological Truth is Stranger than Science Fiction):

Thời gian và địa điểm:

  • 13g30 ngày Thứ Năm 23/11/2017
  • Hội trường A4, Trường ĐH Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. HCM
 

Vui lòng đăng ký tham dự buổi trò chuyện tại https://goo.gl/4hep9V

(Tóm tắt bài nói chuyện tạm dịch sang tiếng Việt)

Sự thật về Công nghệ còn lạ lẫm hơn cả Khoa học Viễn tưởng

Loài người vẫn luôn kiến tạo tương lai cho chính mình. Tuy nhiên, trong thời đại này, dường như tương lai đang vụn vỡ trước mắt chúng ta. Thế giới đang thay đổi đến từng ngày, nhanh đến mức việc hình dung một tương lai trong vòng 50 năm tới thành một việc làm vô nghĩa. ‘Thế giới ngày mai’ vì vậy trở thành mục tiêu để chúng ta hướng đến.

Bài nói chuyện – dưới sư trình bày của Diễn giả Paul Inman, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Oxford Brookes, từng là nhà sản xuất truyền hình và đạo diễn điện ảnh – sẽ khám phá những ranh giới mong manh giữa khoa học viễn tưởng và hiện thực kỹ thuật. Cụ thể, chúng ta sẽ được đặt vào thế giới giả tưởng của cộng đồng nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật, và xem xét một thế giới tương lai mà ở đó công nghệ sẽ thay thế hoàn toàn cho con người.

Vẽ nên một tương lai đậm màu giả tưởng với chất liệu được xây dựng bởi các tiểu thuyết gia, các nhà làm phim, các dự án nghiên cứu đương thời, cũng như những dự án đổi mới sáng tạo mang tính thương mại, bài giảng sẽ đưa ra một bức tranh với viễn cảnh đầy thử thách nhưng cũng mang tới vô vàn cơ hội cho các đơn vị đào tạo.

Bài giảng cũng đưa một luận điểm tranh cãi quanh vai trò của những ngành kỹ thuật và khoa học đi đầu bao gồm robotics, trí thông minh nhân tạo, kỹ thuật sinh học, kỹ thuật nano, và khoa học thần kinh: Liệu những lĩnh vực này có thể thay thế nhận thức của chúng ta về thực tế, bao gồm cách chúng ta trải nghiệm cuộc sống và đối nhân xử thế như thế nào?

Để biết thêm thông tin chi tiết về bài giảng và diễn giả, xin vui lòng download thông tin tại đây: https://drive.google.com/file/d/1lg2MgtTVPI3xjniHUkZ5FMuxot6mxWHr/view?usp=sharing

© Bản quyền của Phòng đào tạo Sau đại học - Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM 2012